Siphon
(nguồn ảnh: Nakayama Siphonist)
Trải nghiệm pha siphon là sự giao thoa giữa nghệ thuật và truyền thống có từ gần hai thế kỷ trước đây và đang “sục sôi” trở lại cùng làn sóng cà phê thứ ba (thirdway coffee). Trước khi Espresso được ra đời, siphon đã đại diện cho phương pháp chiết xuất cà phê bằng áp suất, mà hơn hết là một công cụ kết hợp tính nghệ thuật thủ công trong trải nghiệm pha chế cà phê.
Phương pháp chiết xuất đẹp mắt và thú vị này đã có từ trước năm 1827 tại Châu Âu (được nói là Đức hoặc ở Anh Quốc). Thường là khi ai đó lần đầu tiên nhìn thấy một bộ dụng cụ siphon họ nghĩ về việc làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Theo cách mà hai khoang thủy tinh (chamber) được chồng lên nhau theo chiều dọc. Bắt đầu với nước ở khoang dưới và cà phê ở khoang trên thể hiện một hình ảnh của thí nghiệm khoa học. Sau khi gia nhiệt, nước di chuyển từ dưới lên trên, thông qua một ống và sử dụng để chiết xuất cà phê. Sau khi ngắt nguồn nhiệt – cà phê quay ngược trở lại bầu bên dưới trong khi bã cà phê vẫn ở trên cùng, nhờ một bộ lọc nằm ở đáy của khoang trên.
Ý nghĩa từ “siphon”
Từ “siphon” ( /ˈsaɪfən/ SY-fən – từ Hy Lạp cổ đại) đôi khi được dùng là “Syphon“, để đề cập đến hàng loạt các thiết bị có liên quan đến dòng chảy của chất lỏng thông qua ống.
Siphon là một dạng ứng dụng của bình thông nhau. Và do đó, trong lĩnh vực cà phê, chúng ta đều thấy hầu hết các bình siphon pha cà phê đều có hai bầu thủy tinh được nối với nhau và pha chế theo hai quá trình độc lập:
Quá trình thứ nhất: Nước được đun sôi từ thứ nhất (bình B), áp suất tăng lên, khi vượt ngưỡng áp suất khí quyển, áp suất hơi nước sẽ đẩy nước dâng lên (bình D) có chứa cà phê.
Điều này hoàn toàn không liên quan đến nguyên lý siphon nhé, hoàn toàn do áp suất hơi nước gây ra (tương tự như ấm Moka). Cũng cần nói thêm, khi áp suất tạo ra bởi hơi nước trong bình 1 cân bằng với áp suất khí quyển từ bình 2, ta có trạng thái chân không (cân bằng áp suất).
Quá trình thứ 2: Khi ta tắt nguồn nhiệt, hơi nước trong bình B giảm, áp suất giảm. Chiết xuất cà phê trong bình thứ 2 sẽ đi theo ống dẫn xuống bình B – Đây thực sự là nguyên lý của siphon.
Cùng RAAW pha một bình Siphon nhé!
Bắt đầu với việc đun nước sôi! và lắp những bộ phận của siphon vào vị trí.
Tỷ lệ mà Cà Nhê khuyên bạn sử dụng là 1:13 để có một cảm giác miệng Creamy.
Ở đây chúng mình sẽ sử dụng 10gr cà phê Sơn La vì vậy lượng nước tương đương sẽ là 130gr nước (10:130)
Cỡ xay được sử dụng là medium fine (bằng vỡi cỡ xay cho moka)
Đối với cỡ xay, hãy điều chỉnh theo mong muốn mà bạn thích với cà phê, Cà Nhê sử dụng phương pháp pha nhanh, chỉ khuấy đảo 2 lần vì vậy sẽ sử dụng cỡ xay mịn hơn thông thường để đảm bảo được việc chiết xuất đầy đủ.
Hãy đặt siphon lúc đun nước giống như hình ảnh bên trên, chuỗi hạt của tim siphon có tác dụng đặc biệt giúp chúng ta biết thời điểm nước đạt đủ nhiệt độ. Việc rung động của tràng hạt là điểm báo: “hãy pha cà phê thôi nào!”
Lúc này hãy cho cà phê vào khoang trên rồi liên kết 2 khoang của siphon lại với nhau.
Lúc này nước sẽ đi lên ngay lập tức, hãy đợi nước không lên đủ rồi sử dụng thìa để khuấy đều cà phê giúp chúng thấm nước đều, sau đó bấm thời gian đến giấy thứ 45, hãy ngắt nguồn nhiệt và khuấy đảo 1 lần nước và đợi nước rút hết! Rót ra ly và thường thức! (những nóng lắm đó, hãy đợi nguội chút nhé)
Hãy cùng pha và thấy điều tuyệt vời của siphon nhé!
Nguồn tham khảo:
https://primecoffea.com/siphon-la-gi-va-nguyen-ly-cua-binh-siphon.html
http://www.coffeebrewguides.com – The History of the Siphon Pot