WRC công bố chiến lược bảo tồn cà phê toàn cầu
(Nguồn ảnh: WCR)
Sau chuỗi khảo sát thực địa, Tổ chức Nghiên cứu Cà phê Thế giới (WCR) và Quỹ Đa dạng Cây trồng Toàn cầu (Crop Trust) đã xây dựng và công bố chiến lược bảo tồn cà phê toàn cầu. Chiến lược xác định tình trạng đầy thách thức về sự đa dạng của cà phê trên thế giới và những giải pháp, hành động để bảo vệ, phát triển nguồn gen trên toàn cầu. Cùng Cà Nhê tìm hiểu nhé!
Nêu bật thách thức về đa dạng giống loài
Chiến lược bảo tồn toàn cầu được tiếp nối từ Chiến lược bảo tồn về tài nguyên di truyền cà phê năm 2017 và Hội thảo toàn cầu năm 2021 của Crop Trust và WCR. Công bố cho biết, nhiều ngân hàng gen quan trọng cung cấp di truyền cà phê của thế giới hiện đang trong tình trạng xuống dốc trầm trọng. Phần lớn các dữ liệu tại các ngân hàng gen quốc gia bị cô lập, không có sự liên kết và hầu như không thể tiếp cận được với các tác nhân trong ngành để mở rộng và phát triển nguồn giống. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang trở nên ngày càng nghiêm trọng làm mất đi môi trường phát triển phù hợp của các loại hiện có. Thậm chí, một số giống loài không thể sống sót và rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Điều này khiến hệ thống di truyền của cà phê bị suy giảm nghiêm trọng, đe dọa đến sự phát triển lâu dài của ngành.
(Nguồn ảnh: WCR)
Chiến lược bảo tồn cà phê toàn cầu của WRC
Vào tháng 12 năm 2023, WCR đưa ra thông cáo về việc thúc đẩy thực hiện chiến lược bảo tồn nguồn gen cà phê của thế giới. Báo cáo chi tiết vừa được công bố dựa trên chiến lược của hội thảo quốc tế năm 2021 về Chiến lược bảo tồn nguồn gen cà phê. Hội thảo với sự tham gia cuủa 54 chuyên gia đến từ 16 quốc gia với mục đích xác định cách bảo tồn và sử dụng tốt nhất nguồn gen cà phê. Các phiên họp xoay quanh các vấn đề:
– Hệ thống toàn cầu về cà phê;
– Quản lý nguồn gen in situ (bảo tồn tại chỗ) và ex situ (bảo tồn ngoại vi);
– Quản lý chất lượng trong bảo tồn ex situ dài hạn;
– Giải pháp sử dụng các dữ liệu di truyền hiệu quả.
(nguồn ảnh: WCR)
Hành động trong chiến lược bảo tồn toàn cầu
Thông qua các phiên thảo luận, báo cáo của WRC xác định các hành động cho các nhà lãnh đạo để duy trì sự đa dạng của nguồn gen cà phê. Loạt hành động này liên quan đến các vấn đề tài chính, chính sách, xây dựng quan hệ đối tác, hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng năng lực, truyền thông và vận động chính sách. Không chỉ vậy, các vấn đề về những thiếu sót trong thu thập, bảo tồn in situ và ex situ cũng như tính an toàn trong việc bổ sung, nhân bản giống cũng được nêu rõ. Trong đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang hệ thống bảo tồn toàn cầu cho cà phê, WCR nêu rõ 6 hành động cụ thể bao gồm:
– Đảm bảo nguồn tài trợ ổn định để bảo tồn lâu dài nguồn gốc cộng với các bộ sưu tập CATIE thông qua Quỹ tài trợ Crop Trust
– Nâng cấp cơ sở vật chất và năng lực của ngân hàng gen và người sử dụng
– Sử dụng ABS để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và sử dụng nguồn gen
– Thiết lập nền tảng toàn cầu để hợp tác bảo tồn và sử dụng tài nguyên di truyền cà phê
– Đảm bảo sự trùng lặp an toàn của tất cả các phần bổ sung được bảo tồn
– Tạp trung vào bảo tồn ex situ và in situ các nguồn gen cà phê.
Với những mục tiêu và hoạt động đề ra trong Chiến lược bảo tồn cà phê toàn cầu, WCR tiếp tục hợp tác với nhiều bên liên quan để đảm bảo tương lai của cà phê với tư cách là một trong những cây trồng nổi bật và quan trọng nhất thế giới.
Để hiểu kỹ càng hơn, mời các bạn đọc download sách PDF của WCR:
https://worldcoffeeresearch.org/resources/global-coffee-conservation-strategy