RAAW

Liberica, giống cà phê tiềm năng

RAAW COFFEE Saturday, 04 May, 2024

Từ trước đến nay, trong hơn 250 loài thuộc chi cà phê (Coffea) thì chỉ có hai loài thực sự được biết đến; trong đó, phổ biến hơn cả là Arabica và Canephora (Robusta) - chiếm hơn 90% sản lượng cà phê toàn cầu. Phần còn lại là những giống loài chưa được phổ biến hoặc đơn giản là chưa được chú ý đến.

Biến đổi khí hậu đang gây căng thẳng và giảm sự bền vững cho hai loài cà phê được yêu thích nhất thế giới. Các đồn điền cà phê đang phải chịu áp lực ngày càng tăng từ dịch bệnh, hạn hán và điều kiện sinh trưởng kém. Giá cà phê đã tăng gần gấp đôi trong hai năm qua, phần lớn là do hạn hán và sương giá ở Brazil, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Cũng là đối trọng chi phối gần như giá cà phê toàn cầu, cà phê “specialty” cũng không nằm ngoài sự khủng hoảng giá này. (đọc thêm blog… link blog hạn hán ở Brazil )

Biến đổi khí hậu khiến phần lớn diện tích đất phù-hợp để trồng cây Arabica và Canephora (Robusta) dần dần bị sụt giảm đáng kể. Đối với các nhà sản xuất ở những khu vực này, đầu tư vào một loại cây trồng (có sức sống) mạnh mẽ hơn dường như đang là ưu tiên hàng đầu, thậm chí là duy nhất và một loài hiện đang được chú ý và quan tâm nhiều hơn chính là cà phê Liberica (C. Liberica). Bằng chứng là số lượng bài báo phổ biến về loài cà phê này trên internet kể từ khoảng năm 2018 ngày càng gia tăng; sự gia tăng ổn định về khả năng bán lẻ (đặc biệt là qua internet) cũng như tần suất xuất hiện trên các cuộc thi pha chế thế giới.

Cùng Cà Nhê tìm hiểu về Liberica nhé!

Coffea Liberica là một loài cà phê, bên cạnh Arabica và Robusta. Trong loài Liberica chúng ta có các nhánh giống cà phê nhỏ như:

  • Liberica liberica:

Khoảng năm 1870, Liberica được lấy từ Liberia ở Tây Phi và được trồng ở những nơi khác trên thế giới. Liberica được tìm thấy và phát triển trước hơn cả C. Cenaphora. Ban đầu, Liberica được cho là một đối thủ tiềm năng của Arabica.

Một số cây Liberica vẫn tồn tại trong tự nhiên cho đến nay. Sau hơn 120 năm tương đối mù mờ, thế giới cà phê đang bắt đầu khám phá lại giống cà phê Liberica.

  • Liberica dewevrei (Excelsa)

Coffea dewevrei và Coffea excelsa, lần lượt được mô tả là loài mới vào năm 1899 và 1903, và được đặc biệt chú ý. Từ những năm 1940 trở đi, các nhà phân loại học và hệ thống học đã công nhận nó là một giống thực vật thuộc loài C. Liberica; nhưng đến năm 2006, Excelsa mới chính thức được phân loại lại thành giống dewevrei của loài liberica tức là Liberica dewevrei (excelsa).

Excelsa được mô tả có trái nhỏ hơn, năng suất cao hơn cũng như hương vị có phần thay đổi với Liberica liberica.

 

Cây Liberica cao 2m -5m. Thân, lá và quả đều to, khác biệt hẳn so với Robusta. Do lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên gọi là cà phê mít. Cây chịu hạn tốt, ít cần nước tưới nên thường trồng quảng canh.

Ở Việt Nam

Tại Việt Nam cây trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum.

Ở Tây nguyên, Cà phê mít thường nở hoa và thu hoạch muộn hơn các loài cà phê khác do đặc điểm là nở hoa nhờ nước mưa, quả thường thu hoạch vào tháng 12 âm lịch, sau khi các loài cà phê khác đã thu hoạch xong. Sản lượng của cà phê mít không lớn, hạt nhân to, thon dài trắng. Cây thường được trồng thuần loài hay làm đai rừng chắn gió cho các lô cà phê vối, thường trồng thành hàng với khoảng cách 5-7m một cây.

Do đặc tính chịu hạn và có sức chống chọi với sâu bệnh cao nên hiện cà phê mít được dùng làm gốc ghép cho các loại cà phê khác rất được các nhà vườn ưa chuộng.

 

(Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_ph%C3%AA_m%C3%ADt )

 

 

Cà phê liberica có hương vị như thế nào?

Khoảng 20 năm trước, cà phê liberica rất ít có mặt trên thị trường toàn cầu và chủ yếu được sử dụng trong cà phê hòa tan cấp thương phẩm. Liberica bị trộn lẫn với robusta vì nông dân không có người mua. Thông thường, họ sẽ bán hỗn hợp này cho các nhà sản xuất cà phê hòa tan như Nestle hoặc những người thường mua cà phê robusta. Tuy nhiên, đến những năm đầu của thế kỷ 21 người nông dân đã nỗ lực để phổ biến giống cà phê này ở Philippines.

Hiện nay liberica đã được biết đến nhiều hơn trên thị trường Đông Nam Á. Nó được người tiêu dùng ở Trung Đông cảm nhận là một loại cà phê có hương vị trái cây, gần giống như trà… ở nơi này thì cà phê liberica thường được uống với chà là như một bữa trà chiều

Đối với đa số người uống cà phê, có lẽ chỉ nghe tới Buôn Mê là thủ phủ cà phê Việt Nam và trồng được cà phê, ấy nhưng trải dài trên mảnh đất hình chữ S, cà phê được phân bố rộng khắp từ Tây Bắc, Miền trung và cao nguyên Tây nguyên. Hôm nay hãy cùng Cà Nhê đào sâu hơn về giống cà phê đang được nhắc tới rất nhiều trong khoảng thời gian gần đây, được coi như là một giải pháp cho cà phê trong tình hành biến đổi khí hậu và thời tiết diễn ra không thuận lợi cho ngành nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng.

(Vườn cà phê tại Hướng Hóa, Quảng Trị; nguồn Flickr)

Quảng Trị thường chỉ được biết tới là vùng đất lửa gắn liền với thời kỳ chiến tranh của đất nước. Điều nhiều người còn chưa biết là vùng đất ấy có thổ nhưỡng, khí hậu đặc biệt tiềm năng cho cây cà phê. Dù cũng có lịch sử trồng cà phê từ rất sớm, nhưng cà phê Quảng Trị lại hầu như không được biết đến như các vùng đất khác. Và thậm chí còn từng đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn trên bản đồ cà phê Việt Nam.

Cà phê Liberica được thu hoạch sau cà phê Arabica, thường vào tháng hai, tháng ba dương lịch. Trước đây cà phê Liberica được xem là loại cà phê không có giá trị kinh tế, giá bán thấp nên nhiều vùng Tây Nguyên đón bỏ nên khiến cho sản lượng cà phê mít ít dần, tại Quảng Trị cà phê mít được xem là loại cây chẳng tốn công chăm sóc, cây chắn gió nên chúng cũng còn phân bổ khá nhiều, đặc biệt tại Hướng Hoá.

(Liberica trên giàn phơi)

Khi nhắc đến Liberica, nhiều người trong chúng ta vẫn thường 'bất giác' gọi đấy là ''cà phê mít'' do lời đồn về hương vị của giống cà phê này đem đến. Và phải chăng, hương vị mít này vô hình trung gây ra một ảnh hưởng tiêu cực cho C. Liberica?

Trong cuốn Liberica coffee: It’s history and its cultivation của G. A. Cruwell năm 1878 có một đoạn đề cập đến hình dáng của cây C. Liberica như sau:

''In nearly every case, however, the first impression received from looking at a young plant of Liberica coffee is that we have before us a specimen of a variety of Jak tree with gigantic, dark-coloured leaves.''

Tạm dịch:
”'Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp, ấn tượng đầu tiên nhận được khi nhìn vào một cây cà phê Liberica non là chúng ta có trước mắt mẫu có điểm chung loài cây Jak (ý chỉ cây Mít) với những chiếc lá khổng lồ, màu sẫm.''

Ở đây có thể hiểu rằng, điểm ấn tượng đầu tiên của cây cà phê C. Liberica là hình thái của cây rất giống cây mít, chứ không phải đến từ hương vị của C. Liberica là mít.

Vì vậy khi thưởng thức cà phê Liberica Quảng Trị của RAAW bạn đừng bất ngờ khi thấy một mùi hương hoa ngọt ngào phảng phất của Hoa cúc la mã, đi kèm theo đó là vì ngọt cao của Liberica được gọi tên như táo tầu, cỏ ngọt và cam thảo.
Khi đến RAAW trải nghiệm, Cà Nhê mách bạn nên thử với phương pháp Siphon cho hạt cà phê Liberica Quảng Trị, sự ổn định trong nhiệt độ chiết xuất và sự thích thú khi ngắm các barista pha chế bằng chiếc siphon sẽ giúp bình cà phê của bạn có hương vị thật tinh tế đó!

Hãy ghé những cơ sở của Raaw để trải nghiệm hương vị của Liberica nhé!


Nguồn tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_ph%C3%AA_m%C3%ADt

https://www.everyhalf.vn/post/c%C6%A1-h%E1%BB%99i-n%C3%A0o-cho-c%C3%A0-ph%C3%AA-liberica

https://www.nature.com/articles/s41477-022-01309-5?fbclid=IwAR26viRTndpJUynlyyLggqvKZGtCQ9FAd8GjBJ2t3LgsgD13yHaVwTuA9h4#Sec1

https://coffee-consulate.com/en/blog/08570d25644048d8b7b71813cbabc103?fbclid=IwAR1-QIKeQkGFCVSnwtL8RXiN7X8jiELUj2aHHzVyM-gTQgEaO4cGRTJIXXU

https://perfectdailygrind.com/2020/11/what-is-coffea-liberica/?fbclid=IwAR0xZYeYr32HyXEj-L_PP51YxOHF_KTugUMhiF4GIoyXWDNC2hzk3eJ2iGA

https://coffeerary.vn/ca-phe-liberica-mang-su-dac-biet-va-co-gioi-han/

Bạn đang xem: Liberica, giống cà phê tiềm năng
Bài trước Bài sau

Giỏ hàng

Gửi email cho chúng tôi
Xem địa chỉ doanh nghiệp