RAAW

Earth Day

RAAW COFFEE Friday, 05 April, 2024

(nguồn ảnh: Noah Buscher)

Ngày trái đất đầu tiên đã được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 4 năm 1970 và từ ấy ngày trái đất đã huy động được hơn 1 tỷ người hằng năm chung tay bảo vệ môi trường. Đối với ngành cà phê, đặc biệt là cà phê đặc sản (specialty coffee) không chỉ là khai thác tiềm năng hương vị của cà phê mà bảo vệ môi trường và tính bền vững của cà phê cũng là mối quan tâm hàng đầu.

 

Định nghĩa Bền vững

Từ “bền vững” được sử dụng rất nhiều và sự hiểu biết về nó đã phần nào thay đổi qua nhiều năm. Nhưng khi nói về tính bền vững của cà phê, chúng ta thực sự đang xem xét điều được gọi là ba điểm mấu chốt: con người, trái đất và lợi nhuận.

Phát triển bền vững đáp ứng nhu cầu của ngày hôm nay mà không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Nói một cách đơn giản, đó là trách nhiệm với cách chúng ta sử dụng các nguồn lực để đảm bảo con cháu chúng ta có những thứ chúng cần để sống thoải mái.

Tác động xấu của ngành cà phê đến môi trường:

Hoạt động sản xuất:

Theo nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng cà phê trồng dưới nắng cho năng suất cao nhất, nhưng lại làm mất đi sự đa dạng của thực vật vốn là nơi hỗ trợ của một loạt côn trùng và động vật. Điều này tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học của khu vực và gây ra các tác hại khác về môi trường. Cà phê trồng ngoài trời cho kết quả ngắn hạn nhưng gây hại cho môi trường về lâu dài. Ngoài ra với sự gia tăng nhu cầu về hạt cà phê dẫn đến nhu cầu phá rừng và loại bỏ các cây khác trong vùng lân cận để cây cà phê tiếp cận ánh sáng và nước không bị hạn chế; khiến những khu vực này không còn đa dạng sinh học. Kéo theo đó là việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.

(Nguồn ảnh: ARK Việt Nam)

Với một mặt tối khác của hoạt động chế biến cà phê, các nhà máy chế biến cà phê có thể xả chất thải ra sông gây ô nhiễm ảnh hưởng đến hệ thống nước, giết chết động vật hoang dã và làm xáo trộn hệ sinh thái. Các tác động sinh thái do việc thải các chất ô nhiễm hữu cơ từ các nhà máy chế biến ra sông và đường thủy, gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa hệ thống nước và cướp đi lượng oxy thiết yếu của thực vật thủy sinh và động vật hoang dã.

Không có gì đáng ngạc nhiên, cũng có một lượng lớn chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất cà phê. Những quả cà phê được hái, sử dụng nước để tách vỏ, lên men và để lấy hạt cà phê. Trong khoảng thời gian 6 tháng, người ta ước tính rằng việc chế biến 547.000 tấn cà phê ở Trung Mỹ đã tạo ra 1,1 triệu tấn bã cà phê và làm ô nhiễm 110.000 mét khối nước mỗi ngày. Chất thải dư thừa này gây hại cho đất và nguồn nước vì bã cà phê thường được đổ xuống suối, làm suy thoái nghiêm trọng các hệ thống nước.

 

Hoạt động tiêu thụ:

Việc cốc giấy và cốc nhựa trở nên quá rẻ và dễ sử dụng nhưng số lượng những chiếc cốc giấy được vứt bỏ mỗi ngày có thể làm bạn thấy choáng ngợp.

(Nguồn ảnh: IUC)

Cốc nhựa thường được làm từ một trong hai loại nhựa: polypropylen (PP) hoặc polyetylen terephthalate (PET). (Ngày càng có nhiều công ty chuyển sang loại nhựa thứ ba: axit polylactic, một loại nhựa sinh học làm từ mía hoặc tinh bột ngô có khả năng phân hủy sinh học cao hơn một chút.) Giống như bọt polystyrene, nhựa truyền thống phân hủy cực kỳ chậm - đầu tiên biến thành nhựa siêu nhỏ và nano gây ô nhiễm môi trường và cơ thể của chúng ta. Bởi vì phải mất rất nhiều thời gian để phân hủy nên phần lớn trong số 8,3 tỷ tấn nhựa từng được tạo ra vẫn còn tồn tại. Tùy thuộc vào loại nhựa được làm từ loại nhựa nào và cách xử lý, lượng khí thải từ cốc nhựa dùng một lần dao động trong khoảng từ 10g đến 30g CO2.

(Nguồn ảnh: TriplePundit)

Nhìn thì có vẻ cốc giấy sẽ bảo vệ môi trường hơn, nhưng một nghiên cứu năm 2023 cho thấy chúng có thể độc hại như nhựa một khi bị vứt đi. Điều đó một phần là do cốc giấy không chỉ là giấy – nếu 100% là giấy, tất cả nước trong cốc sẽ rò rỉ ra ngoài.

“Cốc giấy có khả năng phân hủy sinh học và có thể phân hủy trong điều kiện thích hợp, khiến chúng trở thành sự lựa chọn tương đối tốt hơn. Tuy nhiên, cốc giấy thường có lớp lót bằng nhựa để tránh rò rỉ, gây khó khăn cho việc tái chế”, Basu và Papadopoulos cho biết. Lớp lót nhựa đó có thể mất hàng thập kỷ để phân hủy và đồng thời rửa trôi các hạt vi nhựa. Nhưng ngay cả khi không có nhựa, giấy phân hủy vẫn gây tác động xấu đến môi trường. “Nếu không được xử lý hoặc tái chế đúng cách, cốc giấy có thể bị đưa vào bãi chôn lấp, nơi chúng phân hủy yếm khí, tạo ra khí mê-tan, một loại khí nhà kính mạnh.”

Quá trình sản xuất cốc giấy cũng không tốt cho môi trường - 6,5 triệu cây bị đốn hạ mỗi năm để sản xuất ra 16 tỷ cốc giấy mà chúng ta sử dụng mỗi năm. Theo một nghiên cứu, một cốc giấy (đi kèm với ống bọc giấy) thải ra khoảng 110g CO2.

(nguồn: https://www.theguardian.com/environment/2024/jan/22/disposable-coffee-cups-environmental-impact )

 

Giải pháp

Vậy chúng ta phải làm gì để chung tay bảo vệ môi trường? Trước tình hình ngành cà phê tạo nên mối đe dọa lớn và lâu dài đến hành tinh của chúng ta, những nỗ lực đảm bảo tính bền vững trong ngành cà phê từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Một số giải pháp đã được đưa ra nhằm phát triển tương lai của ngành cà phê đã được áp dụng rộng rãi và nhận được những phản ứng tích cực từ giới chuyên gia và người tiêu dùng.

 

Hoạt động sản xuất:

Một số nông trại đã chuyển sang phương pháp trồng cà phê dưới bóng cây, chẳng hạn như canh tác tổng hợp và nông lâm kết hợp. Đã có nhiều minh chứng xác thực là có thể tạo ra cà phê chất lượng cao hơn, đồng thời thúc đẩy đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, cây cà phê được trồng trong bóng râm sẽ giảm thiểu nạn phá, tăng mức hấp thụ carbon dioxide và giảm nhu cầu về hóa chất đầu vào như phân bón hơn.

Các phương pháp xử lý nhằm tái sử dụng nước thải sau khi chế biến cà phê được áp dụng đúng cách. nước thải có thể được sử dụng để tưới cây cà phê hoặc có thể bổ sung trở lại nguồn nước tự nhiên ở địa phương. Đồng thời bã cà phê có thể được tái sử dụng làm nhiên liệu sinh học hoặc phân bón hữu cơ.

Trong khi nông dân trồng cà phê có thể được khuyến khích sử dụng nhiều phân bón hữu cơ hơn hoặc quản lý chất thải theo cách bền vững hơn, thì những nỗ lực về môi trường trong ngành cà phê cần phải vượt xa điều này!

 

Hoạt động tiêu thụ:

Hãy tin tưởng những quán cà phê sử dụng cốc, ly bằng sứ, thủy tính và các vật liệu có thể tái sử dụng nhiều lần. Hay hãy luôn mang bên mình một chiếc cốc của bản thân!

 

Cà phê được sơ chế tự nhiên (sơ chế tự nhiên) (link) được sử dụng rất ít nước vì thế giảm thiểu rác thải ra môi trường, vỏ cà phê sau đó cũng được sử dụng để ủ phân hữu cơ, biến thành chất dinh dưỡng cho những lứa cà phê năm sau. Khi nhu cầu đủ lớn, những nông hộ và nhà sơ chế sẽ tích cực làm những mẫu cà phê sơ chế tự nhiên hơn, giảm thiểu những phương pháp sơ chế dễ gây tác động tiêu cực tới môi trường.

Tại RAAW, những bã cà phê sau khi chiết xuất bằng máy hay bằng phin sẽ được giữ lại cẩn thận, phơi khô và đóng vào thùng chờ những người bạn của RAAW qua lấy.

 

Trong bã cà phê có chứa tới 2% chất Nito, đây là nguồn dinh dưỡng giúp các vi sinh vật trong đất hoạt động, mà các vi sinh này, đang hoạt động từng phút từng giây để phân huỷ những chất, phân bón hữu cơ giúp cho cây trồng hấp thụ và phát triển.

Bạn đừng ngại ngần khi đến hỏi những barista của RAAW để lấy bã cà phê về bón cho cây trồng, hay để hút mùi trong tủ lạnh và tủ quần áo nhé!

Bạn đang xem: Earth Day
Bài trước Bài sau
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

Gửi email cho chúng tôi
Xem địa chỉ doanh nghiệp