RAAW

Có nên uống cà phê khi bụng đói không?

RAAW COFFEE Saturday, 08 June, 2024

Bạn đã biết tác dụng phụ khi để bụng đói uống cà phê vào buổi sáng? Cà phê đã trở thành thức uống đánh thức ngày mới cho nhiều người. Chỉ cần dành ra vài phút, chúng ta đã có một ly cà phê thơm ngon. Chính sự tiện lợi này đã khiến một số người uống cà phê trước bữa ăn khi vừa thức dậy hoặc dùng nó để thay thế bữa sáng. Tuy nhiên việc này lại mang đến nhiều hậu quả bất lợi cho sức khỏe. 

 

5 Tác dụng phụ đối với sức khỏe về việc uống cà phê khi để bụng đói

Cà phê đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe nếu được uống đúng cách, đúng liều lượng. Nếu bạn đang có thói quen uống cà phê vào buổi sáng khi đói bụng thì hãy dừng lại nếu không muốn chịu ảnh hưởng của những điều sau đây:

Cảm thấy bồn chồn

(nguồn ảnh: Partnership Employment)

Caffeine – một chất kích thích có trong cà phê có thể mang lại sự tỉnh táo, năng lượng để chúng ta bắt đầu một ngày dài. Việc tiêu thụ khi đói bụng sẽ khuếch đại tác dụng của nó, làm tăng sự lo lắng, bồn chồn. Bởi caffeine có thể làm tăng lượng cortisol được sản xuất – hormone tạo ra sự căng thẳng. Trạng thái này có thể gây khó chịu, cản trở các hoạt động hàng ngày và không có khả năng tập trung.

 

Tăng axit dạ dày

Cà phê có tính axit, nếu uống khi bụng đói có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về axit trong dạ dày. Sự kết hợp giữa caffeine và nồng độ axit cao có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến khó chịu, ợ nóng và thậm chí là trào ngược axit. Việc tiếp xúc thường xuyên với cà phê có tính axit có thể làm ảnh hưởng tới đường tiêu hóa như viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.

 

Nguy cơ trầm trọng thêm các vấn đề về tiêu hóa

Những người đang phải đối mặt với các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD) thì khi để bụng đói uống cà phê vào buổi sáng có thể làm các vấn đề này nặng hơn. Tác dụng kích thích của caffeine có thể làm tăng nhu động ruột, có khả năng gây tiêu chảy hoặc đau bụng.

 

Cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng

(nguồn ảnh: Long Châu)

Cà phê có chứa các hợp chất được gọi là tannin, có thể cản trở sự hấp thụ một số chất dinh dưỡng, bao gồm sắt và canxi. Điều này đặc biệt liên quan đến những người dựa vào chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng để tăng cân.

Khiến lượng đường trong máu bị biến động

Caffeine có thể ảnh hưởng đến độ nhạy insulin và chuyển hóa glucose, dẫn đến sự biến động về lượng đường trong máu. Uống cà phê khi bụng đói có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, sau đó là tụt dốc. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và thèm nhiều đường hoặc caffeine hơn để giảm bớt các triệu chứng. Theo thời gian, những biến động này có thể góp phần gây kháng insulin và tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

 

Vì thế những bạn đọc chăm uống cà phê ơi, đừng để bụng đói khi thưởng thúc cà phê nhé. Lót dạ bằng một chiếc bánh hay một bữa ăn nhẹ nhàng sẽ giúp chúng ta uống cà phê an tâm hơn. Và từ sự an tâm ấy, cốc cà phê sẽ được cảm nhận ngon hơn!


Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/coffee-on-empty-stomach#bottom-line

Bạn đang xem: Có nên uống cà phê khi bụng đói không?
Bài trước Bài sau
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

Gửi email cho chúng tôi
Xem địa chỉ doanh nghiệp