Ai tiếp xúc với cà phê đặc sản chắc cùng đã từng biết qua Pour-over một phương pháp pha thủ công rót nước đi qua nnhững bộ lọc cà phê và phổ biến nhất trong đó là giấy lọc. Tưởng chừng như nó được một nhà khoa học phát minh ra, nhưng mẹ đẻ của chiếc giấy lọc ấy là một bà mẹ nội trợ với niềm yêu với cà phê
Melitta Bentz, một bà nội trợ ở Dresden (Đức), đã đăng ký bộ lọc cà phê mới của mình với Văn phòng Bằng sáng chế Hoàng gia (Kaiserliche Patentamt) vào ngày 20 tháng 6 năm 1908.
(Nguồn ảnh: Seriouseats)
Trước đó, cà phê thường được pha bằng cách đổ bột cà phê mịn vào nước nóng và đợi bột lắng xuống đáy bình, hoặc qua một rây hỗn hợp. Tuy nhiên, điều này làm cho cà phê không được sạch, bởi vì các lỗ trên sàng lọc thường quá nhỏ gây tắc nghẽn, hoặc quá to khiến phần lớn cà phê trôi nổi trở lại cốc. Sau quá trình này, cà phê không còn giữ được độ nóng, và bã của chúng lại gây ra dư vị khó chịu.
Melitta Bentz
Melitta Bentz (1873 – 1950) tên thật là Amalie Auguste Melitta Liebscher. Bà sinh ra ở Dresden, Đức, trong một gia đình doanh nhân thành đạt. Ông bà của Melitta sở hữu một nhà máy bia và cha là một nhà xuất bản và đại lý sách.
Bà kết hôn với Johannes Emil Hugo Bentz, một chủ doanh nghiệp nhỏ, và có ba người con, trong đó có hai con trai: Willy sinh năm 1899, Horst sinh năm 1904, và một cô con gái tên là Herta sinh năm 1911.
Melitta Bentz cùng chồng, năm 1897. Ảnh: Nytimes
Mặc dù cà phê đã trở thành thức uống phổ biến hàng ngày vào năm 1900, nhưng việc chuẩn bị nó là một công việc khó khăn; các thiết bị lọc bằng gốm hoặc kim loại khi đó có thường để lại bã trong cà phê, việc đun sôi bã cà phê trong túi vải khiến cà phê có vị khét và túi dơ bẩn phải được đem đi giặt.
Melitta cũng giống như bao người khác. Mỗi sáng thức dậy, bà đều mong chờ thưởng thức tách cà phê của mình, nhưng lại nhận ra rằng mình đã phải tốn bao nhiêu thời gian để cạo lớp cặn bám vào thành bình đồng. Bà luôn thất vọng vì vải lanh bẩn được sự dụng làm bộ lọc giả và đã quyết định thay đổi.
“Mẹ tôi, người có sở thích cà phê tuyệt vời, thường khó chịu vì bã cà phê trong cốc của bà.”
– Horst Bentz đã trích dẫn câu nói này trong một cuộc phỏng vấn sau đó với nhà xuất bản Đức, Der Aufstieg, trong ấn phẩm năm 1949.
Bộ lọc cà phê bằng giấy ra đời như thế nào?
Là một người mẹ trẻ đang nuôi dạy hai cậu con trai nhỏ, Bentz đã ứng biến phiên bản đầu tiên của sản phẩm pha cà phê thành công của mình bằng cách sử dụng một chiếc nồi đồng nhỏ từ nhà bếp và một tờ giấy thấm. Bà dùng búa và đinh chọc lỗ dưới đáy chậu, sau đó tìm kiếm loại giấy lọc thích hợp.
(Nguồn ảnh: Mellita)
Trong vở tập viết ở trường của con trai, bà tìm thấy giấy thấm, một loại giấy rất mỏng và giống như khăn giấy được làm đặc biệt hơn để thấm mực thừa từ bút máy. Giấy thấm giữ bã cà phê trong ấm, trong khi nước sôi thấm qua nó và để cà phê nhỏ giọt qua các lỗ đinh và chảy vào trong cốc. Kết quả đã cho ra một loại đồ uống luôn thơm ngon và mịn màng.
Vào ngày 15 tháng 12 năm 1908, Bentz đã nhận được bằng sáng chế cho phát minh của mình. Sớm nhận ra tiềm năng thương mại của phát minh này, bà đăng ký thành lập công ty để bán bộ lọc cà phê với văn phòng ở Dresden. Trụ sở công ty là một căn phòng trong căn hộ của bà, số vốn ban đầu là một số tiền nhỏ, có chồng và các con là những nhân viên đầu tiên của công ty mình.
Bộ lọc cà phê có mặt dưới hình vòm, đáy lõm và các lỗ chiết xuất nghiêng. Ảnh: http://Melitta.com
Thành quả vang dội
Bà cùng chồng đã đặt hàng nguồn cung cấp ban đầu gồm 50 giá đỡ bộ lọc do một thợ thiếc địa phương sản xuất, và 100 thùng giấy thấm. Những bộ lọc cà phê đầu tiên được sản xuất tại nhà. Các cậu bé giao hàng bằng xe kéo tay. Tại cửa hàng, chồng của Bentz dựng một màn hình ở cửa sổ để hướng dẫn mọi người cách sử dụng hệ thống mới. Sau đó, ông giao vai trò này cho “những người phụ nữ trình diễn”, một ý tưởng mà ông ấy có được từ thời còn quản lý cửa hàng.
(Nguồn ảnh: Linkedin)
Họ không ngừng quảng bá sản phẩm của mình tại các hội chợ thương mại cũng như trực tiếp đến các cửa hàng bách hóa và đồ gia dụng. Các đơn đặt hàng tăng lên gấp bội. Vì thế, họ đã sớm giành được các giải thưởng của khu vực và gặt hái thành công với phát minh mới này.
Thật là một thành quả vang dội! Bộ lọc cà phê mới đã thu hút rất nhiều sự chú ý của công chúng. Bà bán được 1.250 chiếc trong năm đó.
Melitta đã phát minh ra thiết bị pour-over đầu tiên vào năm 1910. Giống như thiết bị rót nguyên bản, bộ lọc này bao gồm ba phần: bộ phận phân phối nước có thể tháo rời, thân bộ lọc và một tấm sàng đặt giấy lọc lên trên.
Thành công đến rất nhanh, cùng năm đó, phát minh mới lạ của Melitta Bentz, “Thiết bị lọc” Melitta, đã giành được huy chương vàng tại Triển lãm Y tế Quốc tế và huy chương bạc tại Hiệp hội Chủ quán trọ Saxon. Năm 1912, công ty đã tăng lên 8 người.
Vào những năm 1920, đây là giai đoạn phát triển vượt bậc, công ty đã chuyển đến cơ sở lớn hơn để bắt đầu sản xuất bộ lọc cà phê. Tại Triển lãm Thương mại Leipzig, một hội chợ thương mại nổi bật với gần một thiên niên kỷ lịch sử, công ty của bà đã bán được 1.200 bộ lọc cà phê.
Từ năm 1925 trở đi, Melitta® tiếp thị các gói bộ lọc với sự kết hợp màu đỏ-lục đặc trưng, màu sắc này vẫn còn được giữ cho đến ngày nay. Ảnh: http://Melitta.com
Nhu cầu về bộ lọc cao đến mức 80 công nhân phải làm việc theo hệ thống hai ca. Năm 1929, từ nhà máy Dresden, công ty chuyển đến một địa điểm mới ở Minden, tây bắc nước Đức. Nhà máy đó vẫn hoạt động cho đến ngày nay.
Vượt qua thời kỳ gian khó
Con đường phía trước không hề bằng phẳng. Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra đã đưa họ quay trở lại vạch xuất phát. Trong giai đoạn đó, chồng của Melitta và con trai lớn của bà, Willy phải nhập ngũ ở Romania.
Khó khăn hơn nữa là tất cả kim loại được trưng dụng để chế tạo khinh khí cầu, các “khí cầu” bay dùng để quan sát và chiến đấu. Giấy bị hạn chế và việc nhập khẩu hạt cà phê trở nên bất khả thi do sự phong tỏa của Anh, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh bình thường, sản xuất bị ngưng trệ. Trong thời gian này, bà tự trang trải cuộc sống bằng cách bán thùng giấy.
Horst tiếp quản công ty, lúc này là “Bentz & Sohn” vào năm 1930. Melitta chuyển phần lớn cổ phần trong Melitta-Werke Aktiengesellschaft cho Horst và Willy vào năm 1932, nhưng vẫn tiếp tục điều hành công việc kinh doanh, gắn bó với nhân viên của mình và tăng cường các lợi ích cho họ.
Việc đãi ngộ tốt đảm bảo rằng các nhân viên được quan tâm, chu cấp thưởng Giáng sinh, tăng số ngày nghỉ phép từ 6 lên 15 ngày mỗi năm và giảm tuần làm việc xuống còn 5 ngày. Bà cũng đã thành lập hệ thống Melitta Aid, đây là một quỹ xã hội dành cho nhân viên công ty và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Năm 1938, quảng cáo đầu tiên cho các bộ lọc nhanh Melitta đầu tiên ra rạp. Ảnh: http://Melitta.com
(Nguồn ảnh: Melitta)
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai ập đến, toàn bộ hoạt động sản xuất trong thời bình của Đức một lần nữa bị tạm dừng. Các nhà máy được hướng dẫn để sản xuất các mặt hàng phục vụ cho chiến tranh (đạn đại, nồi, chảo…).
Toàn bộ nhà máy Melitta ở Minden đã được quân đội Đồng minh trưng dụng sau chiến tranh và được dùng làm doanh trại quân đội trong 12 năm tiếp theo. Vì thế, các bộ phận sản xuất đã được chuyển đến những địa điểm khả thi trong Minden, bao gồm luôn cả các quán bar và nhà hàng địa phương.
Chỉ vài tháng sau khi chiến tranh kết thúc, Hugo Bentz qua đời vào tháng 1 năm 1946. Melitta Bentz đã quan sát quá trình tái thiết thời chiến và sự khởi đầu của sự bùng nổ nhanh chóng cho công ty do bà thành lập. Đến năm 1948, việc sản xuất bộ lọc và giấy đã được nối lại. Melitta Bentz qua đời tại Holzhausen ở Porta Westfalica vào năm 1950.
Nguồn tham khảo:
https://www.europeana.eu/en/stories/melitta-bentz-the-woman-who-invented-the-coffee-filter