Trong ngành cà phê, người phụ nữ đóng góp, có mặt trong tất cả những công đoạn của chuỗi cung ứng cà phê. Những cây giống cà phê được gieo trồng dưới tay người phụ nữ, những trái chín đỏ theo những sọt, bao, thúng của người phụ nữ mà mang về. Rồi cuối cùng là xuất khẩu những hạt cà phê ấy ra thế giới và làm rạng danh cà phê Việt.
Trong một không gian mà chủ yếu là nam giới lãnh đạo, thế giới cà phê phong phú đang giải quyết sự lệch giới tính với những người phụ nữ đang hằng ngày chỉ ra tương lai cho ngành cà phê ngày càng đa dạng và hòa nhập.
Nguyen Coffee Supply
Bằng tất cả tình yêu thương, tự quý trọng nông sản Việt Nam, cô gái ấy đã làm ra một điều không tưởng ở nơi phồn hoa, xô bồ như thành phố New York (Mỹ). Sarah Nguyễn đã đưa hạt cà phê được trồng ở Đà Lạt, Việt Nam đến tận Mỹ và rồi lại tìm cách để rang chúng đúng theo sở thích của khách hàng.
(Sahra Nguyen, CEO và Founder Nguyen Coffee Supply; nguồn Dripkit)
Với sứ mệnh chuyển đổi ngành cà phê thông qua sự đa dạng, hòa nhập và minh bạch, Nguyen Coffee Supply là nhà nhập khẩu và rang xay cà phê đặc sản của Việt Nam đầu tiên ở Mỹ, chuyên cung cấp cà phê robusta - một loại cà phê đậm và ngon với những lợi ích độc đáo. Trong đó, bao gồm các chỉ số ấn tượng như: gấp đôi caffeine, chất chống oxy hóa cũng cao hơn gấp 2 lần, lượng đường ít hơn 60% và chất béo ít hơn 60% so với cà phê arabica.
Những thành quả trên là điều mà một người phụ nữ trong ngành cà phê Việt Nam đã làm được và trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa. Cảm ơn chị Sahra vì những đóng góp của chị đối với ngành cà phê và đặc biệt là ngành cà phê Việt Nam.
(Xưởng rang của Nguyen Coffee Supply; nguồn Báo Thanh Niên)
Ara-Tay
Để những hạt cà phê tới tay được nhưng nhà rang, bán lẻ cà phê như Nguyen Coffee Supply những hạt cà phê cần được chăm bón từ những đôi tay của người phụ nữ.
Cà Nhê xin giới thiệu hợp tác xã Aratay thuộc xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, Sơn La và câu chuyện khởi nghiệp của nhóm phụ nữ dân tộc Thái, tạo ra những hạt cà phê đặc sản, chất lượng cao của tỉnh Sơn La.
(Chị Cẩm Thị Mòn, Giám đốc HTX Ara-Tay; nguồn Báo Sơn La)
Chị Cầm Thị Mòn, Giám đốc HTX Ara-Tay Coffee, giới thiệu: Ara-Tay chế biến từ giống cà phê đặc sản Arabica do chính những phụ nữ dân tộc Thái, xã Chiềng Chung sản xuất. Ý nghĩa của tên gọi, “Ara” có nghĩa là Arabica, “Tay” vừa có nghĩa là người Thái, vừa có nghĩa là bàn tay. Chúng tôi chọn thương hiệu Ara-Tay mang hàm ý chỉ bàn tay nâng niu, tận tụy của người phụ nữ dân tộc Thái với cây cà phê Arabica vùng Tây Bắc. Ara-tay còn khẳng định vị trí, vai trò làm chủ của người phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế và cộng đồng.
Vào năm 2018 khi dự án Care, tổ chức phi chính phủ Úc hỗ trợ, thành lập nhóm phụ nữ tiết kiệm tại xã Chiềng Chung, chị đã có cơ hội được thăm mô hình HTX sản xuất cà phê chất lượng cao của Tây Nguyên. Tới năm 2019, chị vận động 14 chị em trong xã thành lập HTX với số vốn ban đầu là 534 triệu đồng để sản xuất cà phê chất lượng cao, đặc sản.
(Nguồn: Báo Sơn La)
Để sản xuất ra các sản phẩm cà phê chất lượng cao, HTX Ara-Tay Coffee chú trọng chất lượng nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ. Khi thu hoạch, lựa chọn kỹ lưỡng quả cà phê chín đỏ, đủ độ đường, bảo đảm không lẫn quả xanh. Toàn bộ 70 ha cà phê nguyên liệu của các thành viên HTX và 300 hộ vệ tinh trên địa bàn xã Mường Chanh và Chiềng Chung đều được sản xuất theo hướng hữu cơ, đảm bảo sạch, an toàn.
Với sự năng động, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm của những phụ nữ dân tộc Thái ở Chiềng Chung, sản phẩm cà phê Ara-Tay đã được chứng nhận cà phê chất lượng cao và đặc sản trong các cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam và đạt sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Hiện nay, mỗi năm HTX xuất bán ra thị trường từ 8 - 10 tấn nhân, xay; cung ứng, tạo nên dòng sản phẩm đặc trưng cho các cửa hàng cà phê ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước, được người tiêu dùng đón nhận. Doanh thu hằng năm của HTX đạt khoảng 1,6 tỷ đồng.
Agnieszka Rojewska
(Agnieszka Rojewska và chiếc cúp vô địch; nguồn: WCC)
Và những hạt cà phê chất lượng cao và thu hút được nhiều Barista như thế nhờ những cuộc thi, Cà Nhê cũng đã có một số bài viết về những cuộc thi hấp dẫn ở các số lần trước, bạn đọc tìm đọc để hiểu thêm nhé!
Khoảng 10 năm trước, Agnieszka Rojewska đã đến với cà phê từ việc yêu thích vẻ ngoài của chúng. Thật bất ngờ khi niềm yêu thích ấy đã tạo động lực cho Agnieszka Rojewska có thể tự học Latte art từ video trên Youtube đến cách pha chế chuyên nghiệp .
(Nguồn: WCC)
Agnieszka Rojewska – người phụ nữ ĐẦU TIÊN…
-
Giành chức vô địch World Barista Championship
-
Và duy nhất có mặt trong trận chung kết
Thông điệp của cô đứa tới các đối thủ nữ khác và tạo động lực cho họ: “ Ở đấu trường, mọi người đều bình đẳng. Chiến thắng của tôi cho thấy mọi thứ hoàn toàn có thể xảy ra!”
“Bất kể bạn cố gắng bao nhiêu và học được bao nhiêu, vẫn luôn có nhiều thứ để học. Và tôi chỉ muốn theo kịp những điều đó.”
(Nguồn: Podcast o kawie)
Nhân bài viết Cà Nhê và RAAW coffee cũng xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến một nửa của thế giới. Mong rằng ngày 8/3 các bạn sẽ nhận được nhiều hoa, những món quà và quan trọng là những khoảnh khắc quý giá bên cạnh người thân, người yêu, gia đình và bạn bè.