Tiếp nối phần 1!
-
Đánh sữa
(nguồn ảnh: Clive Coffee)
a. Hao phí sữa
(nguồn ảnh: Prime Coffea)
Hãy để ý đến sự hoa phí sữa khi làm những món có sữa, cụ thể đó là sau khi làm một ly Cappu hay Latte xong bạn hay nhìn lại xem còn bao nhiêu sữa còn thừa trong ca sữa. Nếu bạn vẫn để đó và đợi tới cốc tiếp theo thì lại thêm sữa vào thì hãy cẩn thận, sữa đã đánh nóng có khả năng nhiễm khuẩn. Theo Giant (2018) nhiệt độ để vi khuẩn phát triển là từ 5-60*C và mạnh nhất là 37*C tương đương với nhiệt độ phòng .Ngoài ra hương vị thơm béo cũng đã đã bị giảm. Và quan trọng hơn cả sự hao hụt đang làm người chủ quán của bạn bị giảm chi phí lợi nhuận đi đó!
b. Xử lý sữa lâu
Barista mất nhiều thời gian để xử lý sữa trước khi rót vào cốc cà phê, thường là do lúc đánh sữa không được mịn hoặc đánh sữa trước khi chiết xuất cà phê và sữa phải để chờ. Khi xử lý sữa lâu dẫn tới lớp bọt cứng dần, khô lại và sữa sẽ tách lớp thành 2 phần sữa nóng và bọt sữa , khiến khó tạo hình và cốc cà phê sẽ giảm độ mượt mà.
-
Lỗi về phục vụ
a. Quy trình làm món
Việc làm xong không mang ra ngay thường bởi barista đợi các món đã hoàn thiện hết rồi sẽ ra một lượt cho tiện. Các món làm nóng được hoàn thành trước sẽ bị nguội vì vậy đã thoe thứ tự ưu tiên sau: Các món lạnh → các món làm nhanh → các món dành cho trẻ em (nếu như biết được order đó của ai) để các em không phải chờ lâu → món nóng.
b. Kỹ năng mềm
Barista không chỉ sẽ chiết xuất cà phê thật ngon hay art những cốc Latte đẹp đẽ là hoàn thành nhiệm vụ. Barista là làm nghề dịch vụ, việc tinh tế, lịch sự, thân thiện trong giao tiếp hay giải quyết các vấn đề sẽ là yếu tố giúp khách hàng quay lại với bạn.
Vì vậy hay trau dồi cho mình:
-
Kiến thức về cà phê
(nguồn ảnh: Freepik)
Nắm rõ nguồn nguyên liệu, hồ sơ hương vị của từng loại hạt quán sử dụng, kiến thức về chiết xuất những kiến thức này sẽ làm bạn tự tin hơn và truyền tải được thông tin tới với khách hàng.
-
Giao tiếp
Khả năng giao tiếp sao cho thân thiện, được lòng khách hàng khi giải quyết các tình huống như đổ, vỡ cốc, order sai, chát lượng đồ uống có vấn đề…
-
Chú ý tới các chi tiết nhỏ
Cầu toàn trong chất lượng và cách bày trí sản phẩn và không gian. Vật dụng, cốc tách luôn sạch sẽ, gọn gàng.
-
Khả năng làm việc nhóm
(nguồn ảnh: Perfect Daily Grind)
Nhận thức được trách nhiệm của mình trong quầy và linh hạot hỗ trợ đồng đội.
Cảm ơn các bạn Barista đã đọc tới đây. Qua 2 phần của những sai lầm Barista thường mắc phải, Cà Nhê mong muốn các bạn sẽ nhận ra được những lỗi sai mà mình vẫn đang mắc phải và tìm tòi, học hỏi tìm ra giải phát giúp chúng ta tốt lên từng ngày! Còn lỗi sai nào nữa không? Comment cho Cà Nhê biết với nhé!