Đối với các quán cà phê hiện nay dù là mô hình lớn hay nhỏ cũng nhiều quán có hình bóng của một chiếc máy pha cà phê, và thậm chí là những người chơi cà phê tại nhà
Để máy pha cà phê luôn hoạt động ở năng suất tốt nhất và duy trì tuổi thọ của máy thì việc vệ sinh máy pha cà phê là rất cần thiết. Ở bài viết này sẽ hướng dẫn cho Barista và chủ quán cách vệ sinh máy pha cafe tại quán đơn giản mà hiệu quả nhất.
(Nguồn ảnh: Hoca Group)
I. Vì sao cần vệ sinh máy pha cà phê hàng ngày
– Vệ sinh máy pha cà phê sẽ giúp đảm bảo được chất lượng của những tách cà phê. Vì nếu không làm vệ sinh sạch bã cà phê bám lại, chúng có thể bị mốc dẫn đến chứa nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng và hương vị tách cà phê sau khi pha.
– Vệ sinh máy thường xuyên sẽ giúp tăng tuổi thọ máy cà phê hiệu quả nhất, tiết kiệm được chi phí. Đảm bảo được máy hoạt động nhịp nhàng, tránh được những sự cố trong quá trình vận hành.
– Ngoài ra vệ sinh máy pha cà phê thường xuyên còn giúp chủ quán, người dùng tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng.
(Clive Coffee)
II. Những bộ phận cần vệ sinh hàng ngày
-
Group head của máy pha
-
Vòi đánh sữa
-
Khay chứa nước thải
-
Vệ sinh bên ngoài máy pha
-
Tay cầm và giỏ lọc cà phê
III. Cách vệ sinh hàng ngày của từng bộ phận
1. Vệ sinh Grouphead
Grouphead là nơi barista thao tác chiết suất cà phê nên tích tụ nhiều bã cà phê và tinh dầu bám dính vào lưới lọc và gioăng cao su. Nếu không vệ sinh hàng ngày sẽ xảy ra tình trạng máy pha có hiện tượng nghẹt nước và không ra nước khi chiết suất.
Cách vệ sinh: Cuối mỗi ca cần vệ sinh họng pha bằng cách dùng dụng cụ vệ sinh là phin mù kết hợp với thao tác xử nước để bột cà phê còn sót lại trôi khỏi họng pha.
(nguồn ảnh: Howcastfooddrink)
2. Vệ sinh vòi đánh sữa
Sau khi thao tác đánh sữa xong người dùng phải xả hơi trong vòi ra khoảng 2s để lượng sữa dư bị đẩy ra ngoài và lấy khăn ẩm lau đầu vòi. Sau đó dùng nước sạch kết hợp thao tác sục nước để lượng sữa còn sót lại trong vòi đánh sữa bị đẩy ra ngoài.
Vì vòi đánh sữa sử dụng nhiệt độ cao, nếu không vệ sinh vòi sau khi đánh sữa thì sữa khi tiếp xúc với nhiệt độ có độ bám dính lớn dần dần gây tắc vòi đánh sữa, khiến hơi của vòi ra yếu.
(Nguồn ảnh: Coffee creama garage)
3. Vệ sinh khay chứa nước thải
Khay nước thải là nơi thoát nước những quá trình thoát nước có cả bã cà phê. Lỗ thoát nước cà phê có lỗ nhỏ do vậy nếu không vệ sinh thì bã sẽ bị lắng gây tắc lỗ thoát khiến cho máy có hiện tượng tràn hết xuống sàn máy có thể gây chập cháy điện.
Sau mỗi ca bạn cần nhấc khay nước thải ra và xả cho nước, cặn cà phê trôi khỏi khay rồi lắp lại vị trí cũ.
(Nguồn ảnh: B2B Coffee)
4. Vệ sinh bên ngoài máy pha
Công đoạn vệ sinh bên ngoài máy rất đơn giản bạn chỉ cần dùng khăn mềm lau máy và nước cà phê bắn lên máy trong quá trình sử dụng.
(Nguồn ảnh: Barista course Australia)
5.Vệ sinh tay cầm và giỏ lọc cà phê
(Nguồn ảnh: Espresso Machine Company)
Đây là phần giỏ lọc sử dụng để chứa bã cà phê, việc cà phê được ép bằng áp lực cao đi qua giỏ lọc làm bám lại cà phê sau mỗi lần chiết xuất đặc biệt là đối với các tay cầm có vòi (không phải bottomless) nếu không được vệ sinh cẩn thận, cà phê của ngày hôm sau sẽ được chiết xuất cùng những hương vị không tốt của ngày hôm trước.
Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm. Đối với chiếc máy pha cà phê cũng vậy, hãy đảm bảo chúng sạch sẽ, nhưng cốc cà phê được chiết xuất ra sẽ ngon hơn đó!