Không giống các loại quả khác ăn quả và bỏ hạt đi, đối với cà phê hầu hết mọi người chỉ biết tới, thấy được phành hạt của chúng. Để hiểu hơn về cà phê tà cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo của 1 quả cà phê chín đỏ.
(Mặt cắt ngang của quả cà phê- nguồn ảnh Petra Vesela)
Cấu tạo của quả cà phê
Phần vỏ: Bao gồm Vỏ ngoài (Exocarp) và Thịt quả (Mesocarp hay Pulp)
Phần hạt: Bao gồm Lớp nhầy (Greasy); vỏ trấu (Parchment); Vỏ lụa (Silverskin) và Nhân
(nguồn ảnh:Motherland coffee)
Phần vỏ
Lớp vỏ ngoài (exocarp): Tức bề mặt ngoài cùng của quả cà phê, được hình thành bởi các tế bào sơ cấp có chứa lục lạp và có khả năng hấp thụ nước. Màu sắc của vỏ quả khi bắt đầu hình thành có màu xanh lá cây do sự hiện diện của lục lạp sau đó biến mất khi quả chín. Màu sắc khi trưởng thành còn phụ thuộc vào từnggiống cà phê, nhưng phổ biến nhất là màu đỏ hoặc màu vàng.
Bên dưới vỏ ngoài, là lớp thịt quả hay cùi (pulp). Chất nhầy (tức Greasy) là lớp bên trong của cùi, ngoài ra còn có một lớp pectin bên dưới lớp màng nhầy, những lớp này chứa nhiều đường, rất quan trọng trong quá trình lên men.
Phần hạt
(Nguồn ảnh: Khởi nghiệp cà phê)
Lớp vỏ trấu (parchment): là lớp ngoài cùng của phần hạt, tiếp xúc trực tiếp với phần vỏ quả, parchment. Các tế bào cấu thành vỏ trấu sẽ cứng dần trong quá trình trưởng thành của quả cà phê, do đó hạn chế kích thước cuối cùng của hạt nhân cà phê.
(Nguồn ảnh: Helena Megazine)
Lớp vỏ lụa (silver skin): Vỏ lụa được cấu tạo bởi một lượng lớn chất xơ, có màu trắng bạc sau khi phơi khô, nên còn được gọi là vỏ bạc. Lớp vỏ này rất mỏng và có thể được bóc ra khỏi nhân trong quá trình đánh bóng hạt. Tuy nhiên, một số nhà chế biến cà phê thường để lại vỏ lụa trên hạt cà phê như một lớp bảo vệ tự nhiên, lớp vỏ này sau đó sẽ tự hủy trong quá trình rang cà phê.
(Nguồn ảnh: Echocomunity)
Nguồn tham khảo:
www.https://perfectdailygrind.com/What Is a Coffee Bean? The Anatomy of The Coffee Cherry